Kinh doanh bán lẻ và chiến lược bảo vệ thương hiệu Việt
Cuộc đổ bộ của các ông lớn ngoại quốc vào thị trường bán lẻ Việt Nam khiến cho doanh nghiệp trong nước luôn trăn trở để tìm ra chiến lược kinh doanh hiệu quả nhằm bảo vệ thương hiệu Việt.
Với tư cách là những nhà kinh doanh bản địa, tuy quy mô nhỏ hơn nhưng nếu thực sự biết tập trung vào sức mạnh cốt lõi của mình và tận dụng các mô hình đặc thù trong kinh doanh bán lẻ thì các doanh nghiệp Việt Nam có thể bứt phá và vươn lên cạnh tranh với các ông lớn.
Đó cũng chính là một trong những chiến lược kinh doanh hiệu quả nhằm bảo vệ thương hiệu Việt.
1. Tận dụng môi trường kinh doanh online
Web hay mạng Internet là một thị trường mới với quy mô và tiềm năng doanh thu vô cùng to lớn hiện đang lôi kéo được rất nhiều các công ty trên toàn thế giới. Hiếm ai có thể tưởng tượng được rằng từ một doanh nghiệp nhỏ bé, giờ Amazon đã vươn mình trở thành nhà bán lẻ hàng đầu thế giới với mức tăng trưởng thần diệu với doanh số lên tới 74 tỷ USD (năm 2013). Trong khi những thương hiệu bán lẻ khổng lồ một thời như K-Mart, Sears v.V… gặp khó khăn thì Amazon thống lĩnh thị trường bán lẻ online, từ một nhà sách lớn nhất thế giới, giờ trở thành một nhà bán lẻ lớn nhất trên mạng internet…
Thông thường, khi các công ty nhỏ bắt đầu bước chân lên “thị trường” kinh doanh online, bước đầu còn e dè thăm dò thị trường đầy mới mẻ này, nhưng ngay sau đó sẽ bị cuốn vào dòng, sẵn sàng kinh doanh đủ mọi mặt hàng từ đồ trang sức mỹ ký đến các loại thảm thủ công truyền thống.
Môi trường này chính là cơ hội để các doanh nghiệp nhỏ có thể khai thác một cách thông minh nhằm đối đầu với các đại gia ngoại khổng lồ.
2. Thu hẹp quy mô định vị thương hiệu.
Định vị thương hiệu là tập trung vào một tọa độ quan trọng nhất, lợi thế nhất, đặc trưng nhất nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Trên thực tế, đã sẵn có nhiều chuỗi bán lẻ bày bán quá nhiều thứ do đó, những thương hiệu bán lẻ ra đời sau muốn thành công và tồn tại được cần phải biết cách thu hẹp quy mô định vị thương hiệu của mình về một cái gì đó mang nét độc đáo riêng và trở thành bản sắc. Điều này sẽ gây ấn tượng mạnh và khiến khách hàng của bạn nhớ mãi.
Lấy ví dụ như Target tập trung phát triển với chiến lược “Rẻ nhưng chất – Cheap but Chic) và vẫn sừng sững tồn tại bên cạnh ông lớn Walmart.
Trên môi trường kinh doanh online, Amazon đã thành công với mô hình kinh doanh bán lẻ trực tuyến lớn nhất khiến nhiều doanh nghiệp cũng tham vọng và bắt chước nhưng không thành công. Tuy nhiên, Zappos thông minh hơn, Tony Hsieh người đứng đầu công ty này đã định vị cho thương hiệu của mình tập trung vào mặt hàng giày và đạt được thành công.
Tags: y tuong kinh doanh, kinh nghiệm bán hàng, xu hướng bán lẻ
No comments :
Post a Comment