Hướng đến nông thôn - Chiến lược mới trong bán lẻ
Một điều thường thấy trong các chiến lược kinh doanh bán lẻ của hầu hết các doanh nghiệp trong và ngoài nước là hướng sự tập trung vào các thị trường nóng sốt, nơi tồn tại cạnh tranh khốc liệt của những đầu sỏ, trùm kinh doanh. Đặc thù là ở đây, một thị trường tuy chứa đựng nhiều rủi ro nhưng nếu được đầu tư hợp lý và kiên trì thì sẽ gặt hái thành công mỹ mãn, đó là thị trường nông thôn.
Nông thôn Việt Nam là thị trường bán lẻ đầy tiền năng
1. Từ ông lớn Walmart và “nông thôn bao vây thành phố”
Nếu đề cập về thành công khi hướng đến thị trường nông thôn trong kinh doanh thì không thể bỏ quên người khổng lồ Walmart. Sam Walton – người đứng đầu tập đoàn này đã từng nói “nếu những người khác đang cố gắng làm theo cách này thì tại sao chúng ta lại không thử cách khác”?
Có lẽ, chính tư duy làm việc tránh đi theo lối mòn đã dẫn đến những thành công mà doanh nghiệp bán lẻ khổng lồ Walmart gặt hái được ở thị trường nông thôn đầy tiềm năng. Sam Walton là một người luôn hăm hở tìm tòi, khám phá những ý tưởng mới và sẵn sàng tìm mọi cách để áp dụng vào thực tiễn.
Với công việc kinh doanh của mình, ông chủ trương tấn công vào những khu dân cư nhỏ bé, ít người, chẳng có “đại gia bán lẻ” nào thèm quan tâm đến. Điều này là một nghịch lý đi ngược lại phong cách kinh doanh thông thường “phát triển tại các thành phố lớn, sau đó mở rộng ra các thị trấn tỉnh lẻ”.
Tại đây, Sam Walton tập trung vào xây dựng chiến lược và chiến thuật để tạo nên cuộc tấn công mạnh mẽ vào thị trường thành phố, đánh bại các đối thủ cạnh tranh.
WalMart bắt đầu chiếm lĩnh được vùng tây bắc Arkansas, rồi tiến đến Oklahoma, Missouri, tấn công từ Neosho đến Monett và Aurora, Nevada và Belton… và cứ thế tiếp tục, tiếp tục. Ở bất cứ nơi đâu, WalMart đều tiến những bước chậm rãi và chắc chắn, dần thiết lập một vành đai gồm các cửa hàng bao quanh thành phố, chờ đợi cho đến khi thành phố phát triển đến tận nơi.
Ưu thế lớn nhất khi áp dụng chiến lược này là không mất quá nhiều chi phí cho quảng cáo. Một cửa hàng mới mọc lên tại nông thôn, không phương tiện truyền thông nào mạnh mẽ hơn là tin đồn truyền miệng. Chỉ cần một vài tờ rơi quảng cáo hàng tháng, tin tức về cửa hàng đã len lỏi đến tận những nơi xa xôi hẻo lánh nhất.
Wal Mart là tập đoàn bán lẻ khởi nguồn từ thị trường nông thôn
2. Đến nông thôn Việt Nam – thị trường kinh doanh bán lẻ vẫn đang bỏ ngỏ
Tạm thời ngừng nói về WalMart, hãy hướng sự chú ý đến thị trường bán lẻ Việt Nam.
&Ldquo;Vẫn đang bỏ ngỏ” là cụm từ diễn tả chân thực nhất thực tế kinh doanh bán lẻ tại thị trường nông thôn trong nước. Với 76,5% dân số đang sinh sống, nắm giữ 62,5% tổng GDP của cả nước, thị trường nông thôn thực sự rất tiềm năng cho những doanh nghiệp biết khai thác. Đó là còn chưa kể đến việc số lượng khách hàng sẵn sàng tiêu dùng nhiều gấp 3 lần ở thành thị. Đặc biệt, nhu cầu tiêu dùng của người dân không chỉ dừng lại ở các nhu yếu phẩm cần thiết mà còn cần và có khả năng mua sắm tất cả các mặt hàng từ máy điện thoại, Laptop, tivi, tủ lạnh, máy giặt, đến cả các dịch vụ internet… Hiện nay, mức thu nhập trên đầu người ở nông thôn ngày càng cao nên nhu cầu mua sắm cũng sẽ không chỉ dừng lại ở đó.
Do vậy, ý nghĩ cho rằng thị trường nông thôn sức mua kém là hoàn toàn sai lầm. Với mảnh đất này, còn rất nhiều chỗ mà các tập đoàn đa quốc gia chưa với tới bên cạnh những nơi được các doanh nghiệp nội địa thâm nhập khá tốt. Tuy vậy, trên thực tế vẫn chưa có doanh nghiệp nào thực sự làm chủ được thị trường này bởi chưa đầu tư vào nghiên cứu thị trường, thiếu am hiểu người tiêu dùng nông thôn và chưa xây dựng được mối liên hệ, tin cậy với khách hàng của mình.
Tags: xu hướng bán lẻ, Ý tưởng kinh doanh, kinh doanh gi bay gio, phan mem ban hang
No comments :
Post a Comment